Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Suy nghĩ

Suy Nghĩ 

Các nỗi sợ đang bao trùm từ giai cấp thống trị đến những nạn nhân của nó, sợ hãi vu vơ và né tránh trực diện nó là đặc điểm kì lạ của VN hiện nay.


Sự tách rời chính trị ra khỏi đời sống đã hình thành một thế hệ chỉ biết kiếm tiền, Shopping, Tán gái, Chơi game… không màn đến thời cuộc.
Cuộc sống vô vị sản sinh ra những con người bạc nhược, không chí tiến thủ. Những cuộc tình kết thúc bằng sự quyên sinh khi gặp khúc mắc trong cuộc sống có thể tìm thấy nhan nhản trong khắp các diễn đàn online, vô số những bài hát bi lụy, ai oán cho những cuộc tình một đêm.

Chôn vùi thời gian trống vào các quán nhậu, cafe, vũ trường… né tránh các vấn đề gai góc của đất nước để tìm kiếm sự bình yên, thỏa hiệp với tội ác để sống là phương châm của người thành đạt ngày nay.

Đã có một thời người ta hay nói đến những ước mơ, khát vọng để tạo mục đích cuộc sống cho thanh niên. Chàng thanh niên Lý Tự Trọng đứng trước phiên tòa tuyên án tử hình không hề run sợ, anh đã chủ động biến phiên toà thành một diễn đàn. Khi luật sư bào chữa xin giảm án vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, hành động thiếu suy nghĩ, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”.
Vương Dương Minh, nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc đã nói: “Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông không ra thế nào”. Lý tưởng như ngọn đèn soi đường, chỉ lối, là sức mạnh tinh thần nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão lập thân, lập nghiệp của thanh niên. Sống có lý tưởng là sống quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Lý tưởng cao đẹp của Paven Coócsaghin trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào người Nga Ôxtơrốpxki “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận, vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã cống hiến cho lý tưởng cao đẹp nhất trên thế giới – sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” Và đã tạo nên một thế hệ mạnh mẽ làm nên những chiến tích thần kỳ. “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh. Từ đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ. Thế hệ chúng tôi đã được tôi luyện như vậy”
Cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại chính là cuộc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với chuyên quyền và độc tài… Ý này chắc phù hợp với mọi thời đại của loài người đang sống trên trái đất này.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong thế giới loài người,có 2 loại người,loại người bóc lột và loại người bị bóc lột.Mâu thuẩn XH phát sinh nên có CM vô sản lật đổ CNTB đồng tình với g/c bóc lột,lợi dụng tính duy tâm khách quan và chủ quan tôn giáo,duy thần ...TK 21 con người văn minh hơn,khôn ngoan hơn không dễ bóc lột họ được nữa.Bây giờ có 2 loại người.Loại người thống trị và loại người bị trị lại phát sinh mâu thuẩn mới.XHCN có nước lớn ,nhỏ,giàu,nghèo khác nhau kết hợp với CN dân tộc hẹp hòi sinh ra đế quốc XHCN.Trung quốc đã bộc lộ mình là đế quốc xã hội chủ nghĩa.đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào giai đoạn quyết định của quá trình Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Khi tổng kết công tác 5 năm và 10 năm qua báo cáo chính trị trung quốc đã viết: "… tổng kết quá trình 10 năm phấn đấu, thấy điều quan trọng nhất là chúng ta đã kiên trì lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo…”Thế nhưng khi nói về nhiệm vụ "đi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” báo cáo này viết: “Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý luận khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan niệm phát triển khoa học.”
Có nghĩa là ở đây đã không hề nhắc tới chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.qua những điều trình bày và những đường lối chính trị kinh tế quân sự của trung quốc qua những năm gần đây cho thấy:Đại hội 18 khởi đầu cho sự từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin(là nền tảng chính,là hệ tư tưởng,làvỉa tầng quý giá nhất của trí tuệ loài người, là cốt lõi tinh thần của chủ nghĩa xã hội)trung quốc muốn lợi dụng những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội nhưng phát triển theo chủ nghĩa tư bản độc đảng, dân tộc bá quyền không có sự tranh luận, kiềm chế… lẫn nhau như chủ nghĩa tư bản đa đảng, nên sự nguy hiểm tăng lên nhiều lần.và có thể cái chủ nghĩa này sẻ tạo ra 1 chủ nghĩa mới ko phải chủ nghĩa xã hội theo định hướng của mac lenin,cũng ko phải chủ nghĩa tư bản phuong tây mà là chủ nghĩa đế quốc xã hội chủ nghĩa.cái họ gọi là chủ nghĩa xã hội đăc sắc của họ chỉ là những “mỹ từ” dùng để che đậy một thực chất: cái gọi là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” chỉ là “chủ nghĩa tư bản kiểu Trung Quốc” và cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền đế quốc. lớn”.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Từ cánh Tả
Những người cánh tả đã thể hiện sự chỉ trích chủ nghĩa Marx. Henry George (1839–1897), người cùng thời với Marx, tuyên bố rằng nếu các ý tưởng của Marx được thử nghiệm, sự trấn áp chính trị sẽ là kết quả không thể tránh khỏi.
Nhà triết học c
ánh tả Peter Singer, trong cuốn sách Một người Darwin cánh Tả, đã đặt nghi vấn quan điểm Marxist về bản chất con người là rất dễ thay đổi. Nhà khoa học Lionel Tiger cũng đã trình bày lý lẽ chống lại quan điểm Marxist về bản chất con người. Lionel Tiger cho rằng những tuyên bố Marxist đã không thể loại bỏ và trao quyền lực cho giai cấp vô sản bởi chủ nghĩa xã hội Marxist không nhận ra rằng bởi con người đã được thừa hưởng khuynh hướng cạnh tranh và chuyên chế từ những tổ tiên thời nguyên thuỷ của mình trong một hệ thống "kiểm tra và cân bằng" và những hạn chế với việc cá nhân giành lấy quyền lực và tài sản là cần thiết để duy trì một xã hội xã hội chủ nghĩa quân bình.
Ngoài ra, những nhà tư tưởng cánh tả như Mikhail Aleksandrovich Bakunin - nhà cách mạng vô chính phủ Nga, người có chủ trương "xóa bỏ giai cấp, đưa mọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực"
- đã chỉ trích Marx về những thành phần chuyên chính trong triết lý của ông và miêu tả ông như là một kẻ "thân chính phủ Bismarck" bị ám ảnh với việc nắm quyền lực quốc gia.


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
vì sao USSR sụp đổ....

Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4-1989 đến tháng 9-1991, chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn 
động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề đặt ra là vì sao chế độ XHCN lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu… Phải chăng mô hình xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu do đã mang sẵn trong mình những nhược điểm chết người, những niềm tin mù quáng và phản khoa học. Điều này đã được lịch sử chứng minh bằng sự sụp đổ không cưỡng lại của các nước XHCN. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng không cưỡng nổi.

nhận xét

1.Nguyên nhân chủ quan: Bản chất giáo điều, không tưởng, phản khoa học của CNXH.Tư tưởng của Stalin không phải là CNXH, cũng không phải CNCS
2.Nguyên nhân trực tiếp: Lệch lạc về hệ tư tưởng XHCN và sự can thiệp từ bên ngoài.
3.Nguyên nhân cơ bản: Sự chán ghét XHCN của nhân dân do kinh tế kiệt quệ, cuộc sống quá khó khăn.Mô hình CNXH sai -> nhân dân chán ghét -> để trả lời, nhà cầm quyền lại càng siết chặt hơn nữa, độc tài hơn nữa -> nhân dân lại càng chán ghét hơn.
chủ nghĩa xả hội thiên tính tình cảm quá nhiều nên bị chủ nghĩa giáo điều và những người cộng sản không đúng nghĩa làm cho mắc sai lầm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét